66% người trưởng thành có tài khoản thanh toán

Nhàđầutư
Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN cho biết, tính đến tháng 4/2022, tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt gần 66%, vượt mục tiêu đề ra cho năm 2025 (50%).
N.THOAN
18, Tháng 06, 2022 | 11:39

Nhàđầutư
Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN cho biết, tính đến tháng 4/2022, tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt gần 66%, vượt mục tiêu đề ra cho năm 2025 (50%).

toa-dam-TTKTM

Hội thảo Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt. Ảnh: TT

Ngày 17/6/2022, trong khuôn khổ chương trình “Ngày không tiền mặt 2022”, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt”.

Trình bày những kết quả bước đầu của chuyển đổi số ngành ngân hàng, ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN cho biết, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua.

Đến tháng 4/2022, giao dịch TTKDTM tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021; giao dịch qua Internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62%. Tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021.

Ngoài ra, tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán (TKTT) đạt gần 66% (vượt mục tiêu đề ra của năm 2025) với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,44% từ năm 2015-2021. Đã có khoảng 3,4 triệu tài khoản và 1,3 triệu thẻ ngân hàng được mở mới trực tuyến, từ xa qua phương thức điện tử (eKYC). 

Qua 6 tháng thử nghiệm, đã có 1,1 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Money, trong đó có gần 660.000 là khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (chiếm hơn 60% tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ).

Theo ông Lê Anh Dũng, quan điểm của NHNN trong chuyển đổi số ngành ngân hàng là bám sát chủ trương, định hướng của Chính phủ về chủ động tham gia CMCN 4.0, chương trình chuyển đổi số quốc gia và chiến lược phát triển ngành ngân hàng.

Mục tiêu đến năm 2025 có 50% nghiệp vụ ngân hàng cho phép khách hàng thực hiện hoàn toàn trên kênh số; 60% ngân hàng doanh thu từ kênh số đạt trên 30%; 50% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử; 50% quyết định giải ngân cho vay của NHTM, Công ty tài chính đối với các khách hàng nhỏ lẻ, vay tiêu dùng của các nhận được số hoá; 70% số lượng giao dịch của khách hàng được thực hiện thông qua kênh số; 70% hồ sơ công việc được lưu trữ/ xử lý trên môi trường số.

Để khai thác dữ liệu quốc gia về dân cư, ông Lê Anh Dũng cho biết, NHNN đã ban hành Kế hoạch hành động ngành ngân hàng (Quyết định 171) về ứng dụng dữ liệu về dân cư và định danh, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Một số ngân hàng phối hợp với các đơn vị Bộ Công an triển khai thí điểm xác thực thông tin khách hàng thông qua thiết bị đầu đọc thẻ CCCD gắn chip tại cây ATM và tại Quầy giao dịch; cùng với đó xác thực thông tin khách hàng từ xa thông qua đọc thẻ CCCD gắn chip trên điện thoại khách hàng.

Đề xuất cho phép trích lập dự phòng xử lý rủi ro công nghệ

Chia sẻ thông tin tại Hội thảo, ông Lưu Trung Thái, Tổng Giám đốc MB cho rằng xã hội không tiền mặt mang lại nhiều giá trị thiết thực. Với cá nhân, các giao dịch sẽ được an toàn, dù bảo mật là thách thức lớn nhưng sẽ được phát triển và được quan tâm trong khi việc trải nghiệm mang lại sự lý thú, không bị gián đoán, liên kết với hàng nghìn nhà cung cấp. 

Với doanh nghiệp sẽ giảm chi phí, tăng thêm khách hàng. Với Nhà nước sẽ giúp minh bạch trong thu thuế, thu nhập. 

Trong bối cảnh “không bình thường” khi COVID-19 diễn ra, ông Thái cho hay MB nhìn thấy yêu cầu tăng trải nghiệm online rất nhanh, khách hàng không muốn đến ngân hàng mà muốn có thêm các trải nghiệm. Môi trường cạnh tranh khốc liệt của ngành ngân hàng, đặt ra yêu cầu MB phải chuyển đối số và tăng tốc mạnh mẽ. 

Năm 2021, tại MB đã có trên 93% giao dịch qua chuyển đổi số; ưu tiên chiến lược hành động đồng bộ, quyết liệt, mở rộng hệ sinh thái sản phẩm, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. 

Tuy vậy, theo Tổng Giám đốc MB, thách thức đặt ra trong chuyển đối số ngân hàng là các vấn đề liên quan đến lãnh đạo, nhân sự, công nghệ, cạnh tranh.

“Việc chuyển đổi số là đầu tư với quy mô lớn, nhưng doanh thu và lợi nhuận tạo ra lại là câu hỏi rất lớn, trong khi dịch vụ cơ bản miễn phí, nên bao giờ tạo ra hiệu quả thực sự là rất khó”, ông Thái nói. 

Về nhân sự đặt ra yêu cầu tăng hiệu suất, làm chủ công nghệ và quản lý trên cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu kinh doanh. Thách thức về cạnh tranh đặt ra, nên MB sẽ đặt vấn đề vừa cạnh tranh và hợp tác để các kết nối tăng lên nhanh. 

Về giải pháp, ông Thái đề xuất cho phép kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia với các nền tảng ngành ngân hàng, tăng dịch vụ và tính bảo mật, an ninh an toàn. Đẩy mạnh chuẩn QR quốc gia VietQR, gia tăng cung cấp sản phẩm đến khách hàng eKYC để phòng ngừa rủi ro, tiếp cận đa dạng và thuận tiện sản phẩm ngân hàng. Có cơ chế cho phép trích lập dự phòng xử lý rủi ro công nghệ.

Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN cho biết, trong thời gian tới, NHNN tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng thông qua thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia, Đề án phát triển TTKDTM và Kế hoạch Chuyển đổi số ngành ngân hàng.

Cùng với đó, NHNN sẽ ban hành các Nghị định sửa đổi về TTKDTM, Sandbox; Sửa đổi các quy trình nghiệp vụ tạo thuận lợi ứng dụng công nghệ số (như cho vay, tài trợ thương mại...); Phối hợp trong xây dựng Luật Giao dịch điện tử, Nghị định định danh và xác thực điện tử, Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

NHNN xác định ưu tiên phát triển các mô hình ngân hàng số, lấy thanh toán số làm nòng cốt, tạo sự thuận tiện, an toàn cho người dân, làm cầu nối thúc đẩy người dân sử dụng các sản phẩm, dịch vụ số; Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng công nghệ phục vụ chuyển đổi số, tăng cường kết nối, hợp tác với các ngành, lĩnh vực khác (Kết nối với CSDLQGDC, CSDL CCCD, CSDL các ngành khác); 

Tiếp tục chú trọng công tác đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng, các giao dịch ngân hàng số, thanh toán số; Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục tài chính cho người dân. Cùng với đó là tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nhân sự, thu hút ngân lực về chuyển đổi số.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ