42% doanh nghiệp kêu khó khi xin giấy phép con

Nhàđầutư
Theo kết quả điều tra PCI 2017, vẫn có đến 58% trên tổng số doanh nghiệp phản hồi phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện. Trong đó, có 42% doanh nghiệp cho biết có gặp khó khăn khi xin những giấy phép loại này.
N.H
21, Tháng 11, 2018 | 10:57

Nhàđầutư
Theo kết quả điều tra PCI 2017, vẫn có đến 58% trên tổng số doanh nghiệp phản hồi phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện. Trong đó, có 42% doanh nghiệp cho biết có gặp khó khăn khi xin những giấy phép loại này.

Ngày 20/11, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội thảo “Báo cáo thực hiện Nghị quyết 19 và 35 về cải cách môi trường kinh doanh và phát triển doanh nghiệp – Góc nhìn từ doanh nghiệp”.

Báo cáo cung cấp cho Chính phủ và các cơ quan nhà nước có liên quan góc nhìn về việc thực hiện các Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 từ doanh nghiệp và từ cấp cơ sở. 

vu-tien-loc

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Nguồn: VCCI

Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho biết, Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 không chỉ là thông điệp rất mạnh mẽ của Chính phủ, mà còn thể hiện cam kết của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp trong việc đưa môi trường kinh doanh của Việt Nam vào nhóm 4 nước đứng đầu khu vực ASEAN; Với những nhiệm vụ rất cụ thể mà Chính phủ giao cho các bộ ngành, địa phương.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, nhìn chung, các doanh nghiệp qua khảo sát của VCCI đều nhận thấy môi trường đầu tư kinh doanh trong vài năm trở lại đây có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, mức độ cải thiện là chưa đồng đều giữa các lĩnh vực, các địa phương. 

"Nhiều Bộ, ngành rất tiên phong, quyết liệt trong cắt giảm và đơn giản hoá điều kiện kinh doanh và cải cách kiểm tra chuyên ngành nhưng một số Bộ ngành ít chuyển biến, còn thực hiện đối phó. Thời gian qua cho thấy, Bộ ngành nào người đứng đầu thực hiện quyết liệt, tích cực thì việc cắt giảm diễn ra mạnh mẽ", ông Lộc cho hay.

Theo ông Lộc, rất cần có những đánh giá độc lập, giám sát việc thực hiện quá trình cắt giảm này, tránh tình trạng chạy theo con số trên báo cáo, lạc quan về các thành tích luôn được nhấn mạnh, trong khi người dân và doanh nghiệp không được hưởng lợi.

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 15/8/2018, thời hạn mà Thủ tướng giao cho các Bộ, đã có 16 Bộ có báo cáo về việc rà soát điều kiện đầu tư kinh doanh. Ngoài 2 Bộ Công an và Quốc phòng không đề nghị cắt giảm, các Bộ khác đều đưa ra phương án cắt giảm theo hình thức một Nghị định sửa nhiều Nghị định 5.

Tính cho đến hết tháng 10/2018, đã có 15 Nghị định về cắt giảm điều kiệnđầu tư kinh doanh được ban hành thuộc các lĩnh vực Công Thương, Xây dựng, Lao động, Thương binh và Xã hội, Văn hoá Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục, Giao thông vận tải, Nông nghiệp...

Mặc dù hầu hết các Bộ đều thực hiện nhiệm vụ này và đều có những con số về tỷ lệ cắt giảm, nhưng mức độ thực chất của việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh (bãi bỏ những điều kiện bất hợp lý, không minh bạch, không khả thi) thì không đồng đều giữa các bộ, thậm chí không đồng đều giữa các lĩnh vực khác nhau của cùng một bộ.

Thông thường, lãnh đạo các Bộ sẽ giao cho Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ trong bộ để tiến hành rà soát, đề xuất phương án cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh. Như vậy, vai trò của Vụ Pháp chế ở các bộ là rất quan trọng. Đối với những Bộ mà Vụ Pháp chế có phương pháp làm việc khoa học, rốt ráo thì chất lượng các Nghị định được bảo đảm tốt hơn.

Nếu Vụ Pháp chế không làm tốt việc này thì chất lượng văn bản phụ thuộc rất nhiều vào Cục, Vụ chuyên môn, dẫn đến việc cắt giảm hình thức, không thực chất, hoặc không đồng đều về tiêu chí cắt giảm trong cùng một Nghị định.

Từ góc độ của các doanh nghiệp, việc phải xin các giấy phép con vẫn diễn ra phổ biến và gặp nhiều khó khăn. Theo kết quả điều tra PCI 2017, vẫn có đến 58% trên tổng số doanh nghiệp phản hồi phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện. Trong đó, có 42% doanh nghiệp cho biết có gặp khó khăn khi xin những giấy phép loại này.

Hai lĩnh vực cải thiện lớn nhất

kinh-doanh

Đánh giá về mức độ chuyển biến trên một số lĩnh vực trong Nghị quyết 19 trên cả nước

Theo báo cáo của VCCI, trong 11 lĩnh vực kể trên, có hai lĩnh vực được đánh giá tốt nhất là thành lập doanh nghiệp và tiếp cận điện năng. Trong khi đó, các lĩnh vực về thủ tục xuất nhập khẩu, bảo vệ nhà đầu tư và phá sản doanh nghiệp được xem là không có cải thiện đáng kể.

Cụ thể, Điều tra PCI cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá tốt về hạ tầng điện có xu hướng tăng dần qua các năm, từ mức 59% năm 2014 lên mức 74% năm 2017. Hiện nay, trong 6 loại cơ sở hạ tầng có liên quan mật thiết đến doanh nghiệp (giao thông, điện thoại, điện, nước sạch, khu/cụm công nghiệp, internet) thì ngành điện chỉ còn xếp sau mỗi điện thoại với 78% doanh nghiệp đánh giá tốt.

Báo cáo của VCCI dẫn chứng: Năm 2014, thủ tục đấu nối điện gồm 6 bước, 115 ngày, chi phí gấp 17 lần thu nhập bình quân đầu người thì năm 2019 giảm xuống chỉ còn 4 thủ tục, 31 ngày và chi phí gấp 11 lần thu nhập bình quân đầu người. Tuy nhiên, một số công đoạn trong thủ tục đấu nối điện liên quan đến các cơ quan khác như giao thông công chính, và đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thì vẫn chưa thực sự cải thiện".

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ